Nhãn hiệu và những kiến thức cơ bản cần biết

Nhãn hiệu và những kiến thức cơ bản cần biếtĐiều gì sẽ khiến bạn có thể phân biệt giữa chai nước ngọt Pepsi và Cocacola? Đó phải chăng là thiết kế chai, hình dáng , màu sắc của nắp chai? Hydo chắc chắn rằng câu trả lời của phần lớn độc giả sẽ là thông qua nhãn hiệu – logo được dán lên mỗi chai nước ngọt, dấu hiệu giúp ta phân biệt được đâu là chai Pepsi, và đâu là chai Coca.

Và thật đúng là vậy, nhãn hiệu chính là lời chào đầu tiên của một sản phẩm bất kỳ đối với người tiêu dùng. Một chiếc nhãn hiệu thu hút với đầy đủ thông tin sẽ để lại nhiều ấn tượng cho khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Và để có thể tạo nên những chiếc nhãn hiệu như thế, chắc chắn rằng chúng ta nên biết một số thông tin cơ bản về nhãn hiệu đúng không nào? Các bạn hãy cùng Hydo tìm hiểu những thông tin cơ bản về bổ ích về nhãn hiệu trong bài viết hôm nay nhé.

Nhãn hiệu là gì?

Theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO, Nhãn hiệu (Trademark) là các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau và được sử dụng rộng rãi ngày càng rộng rãi hiện nay. Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản vô hình của người hoặc công ty thực hiện hoặc sản xuất và là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ.

Bất kỳ từ, chữ cái, con số, bản vẽ, hình ảnh, hình dáng, màu sắc, logo, nhãn mác hoặc sự kết hợp các yếu tố có khả năng phân biệt được sử dụng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ đều được xem là một nhãn hiệu.

Phân loại nhãn hiệu

Nhãn hiệu tạm được phân loại thành các loại như sau: nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu nổi tiếng.

Bài viết hôm nay, Hydo sẽ cùng phân tích sâu về 3 loại: nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận

Nhãn hiệu nổi tiếng

Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. (Trích Khoản 20 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ). Căn cứ vào Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được chỉnh sửa và bổ sung có hiệu lực từ năm 2010, các tiêu chí sau đây được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu nổi tiếng:

  • Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo.
  • Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành.
  • Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp.
  • Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu.
  • Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
  • Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu.
  • Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng.
  • Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu. Theo tiêu chí trên thì các nhãn hiệu như: Trung Nguyên Legend, Coca Cola, Pepsi, Heineken, Honda, Toyota, Samsung, Apple… sẽ được đánh giá là nhãn hiệu nổi tiếng.

Nhãn hiệu nổi tiếng sẽ được pháp luật áp dụng quy chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ riêng. Ví dụ như: Coca cola hay Pepsi có lịch sử phát triển từ lâu đời trong ngành F&B, nhóm ngành đồ uống không cồn (nước giải khát), các thương hiệu này sẽ được bảo hộ cả ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới mà không cần đăng ký nhãn hiệu với cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Nhãn hiệu tập thể

Căn cứ vào Khoản 17 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, quy định nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa dịch vụ của tổ chức cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

Ví dụ về nhãn hiệu tập thể như:

  • Nhãn hiệu: “Rượu đế Gò Đen” là nhãn hiệu tập thể, đại diện chủ sở hữu là Hội Sản xuất rượu đế Gò Đen – Long An.
  • Nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” được đăng ký bảo hộ thương hiệu năm 2006. Cơ quan chủ sở hữu là: Hội nông dân tỉnh Thái Nguyên.

➥ Nhãn hiệu tập thể sẽ giúp khách hàng có thể phân biệt nguồn gốc sản phẩm. Khi một nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ thương hiệu dưới dạng nhãn hiệu tập thể sẽ giúp cho người dân tại địa phương có làng nghề truyền thống hay những đặc sản, nông sản có tiếng có thể phát triển sản xuất, đưa những sản phẩm đó đến tay người tiêu dùng.

Nhãn hiệu chứng nhận

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. (Trích Khoản 18 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ).

Một số nhãn hiệu chứng nhận nổi bật, thường thấy tại Việt Nam như:

  • Nhãn hiệu chứng nhận “Hàng Việt Nam chất lượng cao – Do người tiêu dùng bình chọn” được cấp ngày 24/6/2014 cho Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao TP Hồ Chí Minh.
  • Chứng nhận ISO 9001 (cách gọi tắt của ISO 9001:2015) Hệ thống quản lý chất lượng do tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế phát triển và ban hành vào ngày 29 ngày 24 tháng 09 năm 2015.
  • Nhãn hiệu chứng nhận “Hàng Việt Nam tin dùng” của Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR).

Một sản phẩm hay một dịch vụ hay bất cứ một ai đó ra đời đều được gắn với một cái tên và đặc điểm nhận dạng cụ thể gọi là nhãn hiệu, được pháp luật công nhận. Và con đường đi từ nhãn hiệu đến thương hiệu không chỉ gói gọn trong một logo bắt mắt và cuốn brochure phô trương. Vì vậy, hãy cố gắng xây dựng nhãn hiệu của bạn nằm trong nhận thức người tiêu dùng một cách tốt đẹp và riêng biệt, để người tiêu dùng nhìn nhận nó như thói quen thương hiệu và văn hóa tiêu dùng dài lâu đối với sản phẩm của doanh nghiệp.

Hydo rất mong bài viết trên mang lại những thông tin bổ ích cho các bạn. Hẹn mọi người trong những bài viết sắp tới nhé!

Xem thêm

Anh/Chị vẫn còn điều gì chưa hiểu rõ? Hãy gọi ngay cho chúng em để được hiểu rõ vấn đề anh/chị đang thắc mắc!

CÔNG TY TNHH CỐ VẤN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP BỀN VỮNG

Liên hệ: contact@sbdc.vn
Hotline: (+84) 86 594 6368
Website: www.sbdc.vn

Hoặc yêu cầu báo giá Tại đây
Hoặc phản ánh chất lượng bài viết Tại đây
error: Content is protected !!
This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.
086 594 6368