Chỉ dẫn địa lý – Tấm vé thông hành nâng cao uy tín sản phẩm xuất khẩu Việt Nam tại thị trường quốc tế: Chỉ dẫn địa lý (CDĐL) là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Các thương hiệu đã được bảo hộ, CDĐL đang trở thành tài sản có giá trị thương mại, đặc biệt là tại các thị trường xuất khẩu. Qua bài viết này, Hydo sẽ cùng các bạn điểm qua tình hình chung của việc ứng dụng CDĐL và những lợi ích mà tấm vé này mang lại cho hoạt động xuất khẩu Việt Nam cũng như cho các doanh nghiệp mình.
Xu hướng CDĐL trên thế giới và tại Việt Nam.
Theo thống kế các kết quả nghiên cứu về sự phát triển CDĐL cho thấy, thế giới có khoảng hơn 10.000 CDĐL được bảo hộ, với giá trị thương mại ước tính hơn 50 tỷ USD. Nhiều quốc gia nhận thức ngày càng rõ ràng CDĐL chính là một cơ hội, chúng có những thuộc tính thể chất đặc thù và văn hóa độc đáo mà có thể chuyển thành sản phẩm khác biệt. CDĐL đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới xây dựng, phát triển và sử dụng như một bằng chứng đảm bảo với người tiêu dùng về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm mà còn là công cụ hữu hiệu để quảng bá, nâng cao hình ảnh và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm mang CDĐL.
Riêng khu vực Asean hiện đã có hơn 120 CDĐL được đăng ký bảo hộ. Còn ở Việt Nam có 47 sản phẩm được bảo hộ CDĐL phân bổ khắp 32 tỉnh và thành phố trên cả nước, nổi bật phải kể đến là thanh long Bình Thuận, nước mắm Phú Quốc, vải thiều Lục Ngạn, Cà phê nhân Buôn Ma Thuột,…
Nỗ lực của Việt Nam trong hoạt động CDDL tại các thị trường xuất khẩu.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực vào ngày 01/8/2020, là dấu mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và 28 nước châu Âu, hứa hẹn sẽ mang đến những cơ hội to lớn cho thị trường xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng nông, lâm, thủy sản mà Việt Nam có những lợi thế cạnh tranh. Cơ hội đi liền thách thức khi mà việc thực thi hiệp định EVFTA đòi hỏi doanh nghiệp Việt phải xây dựng được thương hiệu, bảo hộ CDĐL… để nâng cao khả năng cạnh tranh, tận dụng các ưu đãi thuế quan mà hiệp định mang lại, đồng thời là công cụ bảo vệ tên tuổi và nâng cao giá trị cho hàng hóa, nông sản Việt Nam.
Theo Cục Sở Hữu Trí Tuệ, tính đến 31/12/2020 Việt Nam đã bảo hộ 101 CDĐL, trong đó 6 CDĐL của nước ngoài và 95 CDĐL của Việt Nam. Số lượng CDĐL được bảo hộ tăng nhanh, năm 2007 chỉ có 10 CDĐL, đến năm 2020 số lượng CDĐL đã tăng 101 (gấp 10 lần). Tính đến nay đã có 49 tỉnh/thành phố đã có CDĐL được bảo hộ, trong đó có 26 tỉnh/thành phố đã có từ 2 CDĐL trở lên như: Thanh Hóa, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Sơn La, Bắc Kạn, Tiền Giang, Bình Thuận và Bạc Liêu. Đặc biệt có nhiều tỉnh như Thanh Hóa, Yên Bái, Hà Giang có từ 5 đến 7 CDĐL… Việc ngày càng nhiều sản phẩm được đăng ký bảo hộ CDĐL góp phần khẳng định thương hiệu, chất lượng hàng hóa đó trên thị trường.
Có thể thấy sản phẩm vải thiều Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang là một minh chứng điển hình. Hiện sản phẩm được tiêu thụ ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Với riêng thị trường xuất khẩu, vải thiều Lục Ngạn chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc (chiếm 90%), và 10% được xuất sang các thị trường cao cấp như Mỹ, Singapore, Australia và mới đây là Nhật Bản, một trong những thị trường “khó tính” nhất hiện nay. Trong mùa vải năm 2021, tổng sản lượng vải thiều Lục Ngạn xuất khẩu sang Nhật Bản đạt khoảng 1000 tấn.
Mặc dù số lượng chưa nhiều, song sự chấp thuận của những thị trường tiêu chuẩn cao như Nhật Bản đã góp phần khẳng định chất lượng và mở ra cơ hội mới cho các sản phẩm được bảo hộ CDĐL của Việt Nam, hướng đến mục tiêu đa dạng hóa thị trường và nâng cao giá trị sản phẩm.
Tiếp sau vải thiều Lục Ngạn, thanh long Bình Thuận là CDĐL thứ hai của Việt Nam chính thức được bảo hộ tại Nhật Bản. Việc được cấp đăng ký CDĐL tại Nhật Bản khẳng định uy tín thanh long Bình Thuận đối với thị trường này, mở ra nhiều cơ hội mới cho việc xuất khẩu, tiêu thụ thanh long Bình Thuận ở nhiều thị trường khác nhau, nhất là tại các thị trường khó tính như châu Âu, Hàn Quốc, New Zealand…
Như vậy, rõ ràng việc bảo hộ CDĐL cho các sản phẩm đặc sản đang là một hướng đi có hiệu quả nhằm bảo vệ tên tuổi, nâng cao giá trị hàng hoá trong nước, đem lại nhiều lợi ích kinh tế, tạo cơ hội xúc tiến xuất khẩu cho các nông sản, đặc sản ra thị trường nước ngoài làm tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tất cả các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu cần chú trọng việc đăng ký CDĐL để có thể nâng cao uy tín của sản phẩm và sớm chinh phục các thị trường nước bạn.
Dịch vụ xin cấp giấy phép kinh doanh, công bố sản phẩm tại Hydo
Bạn đã và đang ủ ấp ước mơ đưa sản phẩm của mình vươn tới thị trường quốc tế?
Bạn vẫn còn hoang mang về các thủ tục bảo hộ nhãn hiểu, bảo hộ chỉ dẫn địa lý?
Quy trình công bố sản phẩm liệu có cần thiết?
Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc đồng hành cùng khối doanh nghiệp, tổ chức trong các quy trình pháp lý cần thiết, Hydo tự hào về các thành tựu đạt được và tự tin có thể tiếp tục mang đến dịch vụ tối ưu cho khách hàng. Liên hệ ngay với chúng tôi để mọi khó khăn của bạn được giải quyết!
Xem thêm
Anh/Chị vẫn còn điều gì chưa hiểu rõ? Hãy gọi ngay cho chúng em để được hiểu rõ vấn đề anh/chị đang thắc mắc!
CÔNG TY TNHH CỐ VẤN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP BỀN VỮNG
Liên hệ: contact@sbdc.vn
Hotline: (+84) 86 594 6368
Website: www.sbdc.vn