Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm liệu có cần thiết? Hiện nay, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang là một trong những vấn đề cấp thiết nhất và được kiểm soát rất nghiêm ngặt. Vậy thì làm thế nào để phát triển kinh doanh một cách an toàn và tiện lợi trong lúc đời sống thực phẩm là chính yếu hiện nay? Câu trả lời đó chính là các doanh nghiệp, sản xuất phải xin giấy phép an toàn thực phẩm, nhưng làm như thế có ích gì?
Điều kiện để được cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm
Đối với các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm thì việc xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là bắt buộc.
Để có thể xin giấy phép an toàn thực phẩm, doanh nghiệp phải có nơi chế biến thực phẩm sạch sẽ, thoáng mát, tránh xa nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác. Thêm vào đó, nguồn nước và các thiết bị dùng trong chế biến thực phẩm phải sạch sẽ và an toàn. Và để duy trì các điều kiện chế biến an toàn thực phẩm, thì doanh nghiệp nên lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc và tuân thủ quy định của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Bên cạnh những điều kiện cần có về giấy tờ hành chính để chuẩn hóa thực phẩm sạch, chính doanh nghiệp và tổ chức cũng cần tuân thủ theo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm để duy trì và nâng cao giá trị của dây chuyền sản xuất.
Các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
-
Tiêu chuẩn ISO 22000:2018
Đây là tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm, do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành. Song, giấy chứng nhận ISO 22000 được chấp nhận và có giá trị trên toàn thế giới. Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là một trong các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm phổ biến nhất hiện nay bởi nó không phân biệt quy mô, loại hình, ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của tổ chức trong chuỗi thực phẩm.
-
Tiêu chuẩn HACCP
Cũng tương tự ISO 22000:2018, tiêu chuẩn HACCP được biết là một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành thực phẩm có thể xác định và ngăn chặn các mối nguy hại cụ thể hoặc đang tiềm ẩn có nguy cơ gây ảnh hưởng trong toàn bộ dây chuyền sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm. Ngoài ra, tiêu chuẩn HACCP cũng có thể xác định được mối nguy như: Các mối nguy từ sinh học, mối nguy hóa học, vật lý, hay các điều kiện bảo quản, vận chuyển, sử dụng.
-
Tiêu chuẩn FSSC 22000
Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế FSSC 22000 cũng là một trong các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và có trách nhiệm về chất lượng, an toàn của các thực phẩm. Các doanh nghiệp muốn áp dụng và đạt chứng nhận FSSC 22000 phải đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt chuỗi sản xuất ngay từ đầu.
-
Tiêu chuẩn GMP
Đối với tiêu chuẩn GMP, đây là tiêu chuẩn bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng và thực phẩm bảo vệ sức khỏe vì đây là tiêu chuẩn áp dụng chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất chế biến các sản phẩm yêu cầu điều kiện vệ sinh cao như các loại thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, dược phẩm, mỹ phẩm, thiết bị y tế.
-
Tiêu chuẩn BRC
Tiêu chuẩn BRC được ban hành bởi Hiệp hội bán lẻ Anh Quốc, là tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm. Cũng tương tự như các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm khác, các doanh nghiệp sử dụng tiêu chuẩn BRC với mục đích kiểm soát chất lượng và đảm bảo an toàn trong sản xuất, tạo ra các sản phẩm thực phẩm đạt chuẩn an toàn. Tuy nhiên, tiêu chuẩn BRC chỉ áp dụng đối với các đối tượng nhà máy thực hiện sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm nói chung (ví dụ: thủy sản, rau củ quả, nước uống, bia, rượu, dầu ăn,…). Và không áp dụng cho các hoạt động liên quan tới bán sỉ nhập khẩu, phân phối hay tồn trữ ngoài sự kiểm soát của tổ chức.
Tóm lại, việc xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là rất quan trọng và cần thiết, vì nó ảnh hưởng đến vấn đề mở rộng kinh doanh của các nhà sản xuất , doanh nghiệp. Và để giúp các doanh nghiệp hiểu rõ các giấy tờ liên quan đến an toàn thực phẩm thì các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đã được đề ra để thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm của các nhà sản xuất và doanh nghiệp.
Xem thêm
Anh/Chị vẫn còn điều gì chưa hiểu rõ? Hãy gọi ngay cho chúng em để được hiểu rõ vấn đề anh/chị đang thắc mắc!
CÔNG TY TNHH CỐ VẤN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP BỀN VỮNG
Liên hệ: contact@sbdc.vn
Hotline: (+84) 86 594 6368
Website: www.sbdc.vn