Tổng quát về kiểu dáng công nghiệp

Tổng Quát Về Kiểu Dáng Công Nghiệp – Trong luật sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp liên quan đến dáng vẻ mỹ thuật, hình dáng bên ngoài của sản phẩm. Chính hình dáng bên ngoài đó làm cho sản phẩm thu hút và hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng và sự hấp dẫn trực quan là yếu tố chính mà người tiêu dùng cần nhắc trong việc lựa chọn mua sắm hàng hoá. Chính vì lẽ đó, bảo đảm việc bảo hộ thoả đáng kiểu dáng công nghiệp là rất quan trọng.

Bài viết hôm nay nhằm mục đích giới thiệu và hướng dẫn các doanh nghiệp vừa và nhỏ về việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, bao gồm các câu hỏi và giải đáp, các ví dụ và minh họa về các kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ. Các bạn còn chần chờ gì nữa, hãy cùng Hydo tìm hiểu ngay nhé.

Kiểu dáng công nghiệp

Trong ngôn ngữ thông dụng hàng ngày, kiểu dáng công nghiệp thường được hiểu là hình thức tổng thể và chức năng của sản phẩm. Một chiếc ghế bành được coi là có một “kiểu dáng đẹp” khi ngồi vào chiếc ghế đó ta cảm thấy rất thoải mái, dễ chịu và kiểu dáng về hình thức cũng đẹp. Đối với các nhà sản xuất, thiết kế sản phẩm có nghĩa là tạo ra các đặc điểm chức năng và mỹ thuật, có tính đến các yếu tố như khả năng thâm nhập thị trường, chi phí sản xuất/giá thành hoặc thuận lợi khi vận chuyển, bảo quản, sửa chữa và tiêu thụ.

Tuy nhiên, từ góc độ luật sở hữu trí tuệ, kiểu dáng được hiểu là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. 

Kiểu dáng công nghiệp liên quan đến rất nhiều sản phẩm công nghiệp từ mốt quần áo, thủ công mỹ nghệ, dụng cụ, thiết bị kỹ thuật, y tế đến đồng hồ, đồ trang sức và các đồ dùng đắt tiền khác; từ đồ gia dụng, đồ chơi, đồ gỗ và đồ điện đến ô tô đến các công trình kiến trúc; từ các sản phẩm may mặc đến các thiết bị, dụng cụ thể thao. Kiểu dáng công nghiệp cũng quan trọng đối với bao bì, vật đựng và kiểu cách của sản phẩm.

Theo quy tắc chung, kiểu dáng công nghiệp bao gồm:

  • Các đặc điểm dấu hiệu ba chiều, như hình dáng của sản phẩm
  • Các đặc điểm hai chiều như bản vẽ họa tiết đường nét hoặc màu sắc của sản phẩm
  • Sự kết hợp của một hoặc nhiều đặc điểm đó.

Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

Căn cứ quy định tại Điều 63 Luật Sở hữu trí tuệ thì điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp bao gồm:

– Có tính mới: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.

– Có tính sáng tạo: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

– Có khả năng áp dụng công nghiệp: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Ngoài những đối tượng được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn trên, một số đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đó là:

  • Hình dáng bên ngoài của sản phẩm của sự sáng tạo được thể hiện qua hình khối, đường nét
  • Kiểu dáng công nghiệp bộ nhãn hóa hay nhãn hóa
  • Hình dáng của sản phẩm khó hoặc không nhìn thấy được trong quá trình khi người dùng sử dụng sản phẩm

Giá trị của kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng sản phẩm là yếu tố quan trọng giúp khách hàng phân biệt giữa sản phẩm của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, có thể làm tăng giá trị thương mại của doanh nghiệp và sản phẩm của họ. Xây dựng và bảo vệ kiểu dáng công nghiệp càng thành công thì càng có giá trị đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, kiểu dáng công nghiệp có vai trò quan trọng trong việc tiếp thị thành công một loạt sản phẩm, giúp xác định hình ảnh thương hiệu của công ty.

Vai trò của việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp giúp doanh nghiệp đảm bảo được quyền lợi của mình đối với sản phẩm được bảo hộ, khi biết sản phẩm đã được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, sẽ hạn chế được sự vi phạm như làm giả, làm nhái sản phẩm có kiểu dáng tương tự…

Có căn cứ để xử lý vi phạm những trường hợp làm nhái, làm giả, sao chép sản phẩm, tạo niềm tin đối với người tiêu dùng. Đảm bảo tối đa quyền lợi của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp khi có các tranh chấp phát sinh.

Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thì những tài sản trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp luôn chiếm một vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp. Ví dụ, đối với những doanh nghiệp sản xuất điện thoại di động hay ô tô-xe máy, người tiêu dùng ngày nay không chỉ chú trọng vào những tính năng sử dụng của sản phẩm mà còn đặc biệt quan tâm đến kiểu dáng sản phẩm. Với những sản phẩm có cùng tính năng thì sản phẩm nào có kiểu dáng, màu sắc đẹp hơn, độc đáo hơn sẽ có doanh thu cao hơn.

Bằng việc đăng ký kiểu dáng, doanh nghiệp có nhiều khả năng hơn để ngăn chặn đối thủ cạnh tranh sao chép và bắt chước, và do đó nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Kiểu dáng càng thành công thì giá trị của nó đóng góp cho công ty và thương hiệu càng cao. Và nếu doanh nghiệp bạn có nhu cầu đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đừng ngần ngại liên hệ Hydo để được tư vấn, hướng dẫn và phục vụ với chất lượng tốt nhất nhé

Vi phạm về kiểu dáng công nghiệp tại nước ta

Tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh xe máy đang diễn ra phổ biến, điển hình là tranh chấp về kiểu dáng công nghiệp giữa Công ty Piaggio Việt Nam diễn ra và năm 2018. Cụ thể, Piaggio Việt Nam đã khởi kiện một công ty sản xuất xe máy điện lớn tại Hà Nội và một công ty khác tại tỉnh Hưng Yên về hành vi xâm phạm quyền đối với bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp. Hai công ty này đã sản xuất và phân phối ra thị trường các sản phẩm xe máy điện, có kiểu dáng không khác biệt đáng kể so với kiểu dáng xe tay ga Vespa của Piaggio.

Kết thúc vụ việc, TAND TP. Hà Nội đã tuyên hành vi sản xuất sản phẩm xe máy điện mang kiểu dáng không khác biệt đáng kể với kiểu dáng xe tay ga Vespa của Piaggio là xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp, buộc phải loại bỏ, tiêu hủy các yếu tố xâm phạm trên xe máy điện vi phạm. Đồng thời, phải thực hiện các thủ tục tại Cục Đăng kiểm Việt Nam để hủy bỏ Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại, cho dòng xe mang kiểu dáng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Piaggio.

Đây chỉ là một trong những vi phạm nổi bật trong rất nhiều vi phạm về kiểu dáng công nghiệp tràn lan hiện nay. Theo thống kê của Bộ Công Thương, trong số hàng ngàn vụ việc bị xử lý, không ít vụ việc liên quan trực tiếp tới ngành công nghiệp xe máy như: giả mạo nhãn hiệu, sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký không có sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu; xâm phạm kiểu dáng công nghiệp; xâm phạm sáng chế,… 

Xem thêm

Anh/Chị vẫn còn điều gì chưa hiểu rõ? Hãy gọi ngay cho chúng em để được hiểu rõ vấn đề anh/chị đang thắc mắc!

CÔNG TY TNHH CỐ VẤN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP BỀN VỮNG

Liên hệ: contact@sbdc.vn
Hotline: (+84) 86 594 6368
Website: www.sbdc.vn

Hoặc yêu cầu báo giá Tại đây
Hoặc phản ánh chất lượng bài viết Tại đây
error: Content is protected !!
This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.
086 594 6368