Một trong những vấn đề quan trọng khi thành lập công ty đó là đặt tên cho doanh nghiệp. Nhưng theo luật doanh nghiệp của Việt Nam, tên của công ty cũng có những quy định riêng cần tuân thủ, một trong số đó là tên công ty phải đặt như thế nào? Có được đặt tên công ty trùng tên với công ty khác không?
1.Quy định của pháp luật về đặt tên công ty
Để chuẩn bị thành lập doanh nghiệp có một công việc rất quan trọng và người thành lập doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng đó là đặt tên doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp gắn liền với quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, để khách hàng có thể biết đến thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp và phải phù hợp với quy định của pháp luật.
Tên doanh nghiệp bao gồm tên tiếng việt, tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên doanh nghiệp viết tắt. Doanh nghiệp có thể không cần có tên nước ngoài và tên viết tắt, tuy nhiên việc có đầy đủ tên bằng 3 yếu tố như trên có thể tạo cho doanh nghiệp một số thuận lợi trong quá trình hoạt động hoặc phát triển giao thương với quốc tế sau này. Mỗi loại hình tên doanh nghiệp được Luật doanh nghiệp quy định rất cụ thể về cách đặt tên để người thành lập doanh nghiệp căn cứ vào quy định tránh việc Tên doanh nghiệp không được chấp nhận khi nộp hồ sơ thành lập.
Căn cứ vào quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020
“Điều 37. Tên doanh nghiệp
- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
- a) Loại hình doanh nghiệp;
- b) Tên riêng.
- Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
- Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
- Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
- Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39 và 41 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.
Điều 39. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp
- Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
- Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
- Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
2. Cách đặt tên doanh nghiệp
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây (Loại hình doanh nghiệp + tên riêng):
– Theo đó, loại hình doanh nghiệp được viết là:
“công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
“công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần;
“công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh;
“doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN”, hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
– Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Như vậy, tên doanh nghiệp phải được viết bằng tiếng Việt. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài cũng được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng thuộc hệ chữ La-tinh
3. Vậy có được đặt tên trùng với doanh nghiệp đã bị giải thể hay không?
Nếu trùng doanh nghiệp bị giải thể sẽ bị xóa tên của doanh nghiệp, hợp tác xã trong sổ đăng ký kinh doanh do đó sẽ không phù hợp với khái niệm tên trùng vừa nêu vì không còn thỏa mãn điều kiện “Doanh nghiệp đã đăng ký trước đó”.
Hơn nữa, căn cứ theo quy định bởi Khoản 1 Điều 18 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định cụ thể trường hợp này thì người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đăng ký tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
Như vậy, sau khi doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản thì những doanh nghiệp khác có thể dùng tên trùng của những doanh nghiệp này để kinh doanh sản xuất mà không bị pháp luật cấm và vi phạm về việc tên trùng.
Xem thêm
Anh/Chị vẫn còn điều gì chưa hiểu rõ? Hãy gọi ngay cho chúng em để được hiểu rõ vấn đề anh/chị đang thắc mắc!
CÔNG TY TNHH CỐ VẤN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP BỀN VỮNG
Liên hệ: contact@sbdc.vn
Hotline: (+84) 86 594 6368
Website: www.sbdc.vn