1. Đăng ký bản quyền thương hiệu là gì?
Căn cứ khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 đã định nghĩa về nhãn hiệu như sau:
– Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Cụm từ thương hiệu không được pháp luật định nghĩa, tuy nhiên trên thực tế áp dụng, thương hiệu cũng được xem là nhãn hiệu, là phương tiện hữu hiệu để xác định, đặt hàng, quảng cáo, mua bán hàng hóa.
Do nhãn hiệu là công cụ để đánh dấu những hàng hóa, dịch vụ đến từ một nhà sản xuất nhất định, từ đó đem lại cho người tiêu dùng sự bảo đảm về chất lượng.
Đăng ký bản quyền thương hiệu là thủ tục hành chính được thực hiện tại Cục sở hữu trí tuệ để xác lập quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu đối với thương hiệu, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu, chủ sở hữu sẽ được độc quyền sử dụng thương hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
2. Điều kiện để bản quyền thương hiệu được bảo hộ?
Đối với thương hiệu, nhãn hiệu thông thường
Căn cứ theo quy định tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định thương hiệu, nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân muốn được bảo hộ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Là dấu hiệu có thể nhìn thấy và được thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, ảnh, hình ba chiều, hoặc sự kết hợp của các yếu tố chữ, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều; được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh dưới dạng đồ họa.
– Có khả năng phân biệt với hàng hoá, dịch vụ của các chủ thể khác.
Đối với nhãn hiệu nổi tiếng
Tại khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ 2019) quy định quyền sở hữu công nghiệp đối với thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định việc xem xét, đánh giá 01 nhãn hiệu là nổi tiếng được lựa chọn từ một số hoặc tất cả các tiêu chí sau:
– Số lượng người tiêu dùng đã biết đến nhãn hiệu thông qua mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua tin quảng cáo
– Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành
– Doanh số từ việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được cá nhân, tổ chức bán ra, lượng dịch vụ đã được cá nhân, tổ chức cung cấp
– Thời gian sử dụng một các liên tục nhãn hiệu đó
– Mức độ uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu
– Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu đó
– Số lượng quốc gia công nhận đó là nhãn hiệu nổi tiếng
– Giá chuyển nhượng, chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
3. Ai được đăng ký bản quyền thương hiệu?
Không chỉ thương hiệu, nhãn hiệu phải đáp ứng điều kiện để được bảo hộ mà còn phải đáp ứng đúng chủ thể được đăng ký bản quyền thương hiệu, nhãn hiệu. Cụ thể, Điều 87 sửa đổi bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009) quy định, cá nhân, tổ chức có quyền đăng ký bản quyền thương hiệu nhãn hiệu nếu đáp ứng điều kiện:
– Thương hiệu, nhãn hiệu của hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
– Người hoạt động thương mại hợp pháp đưa sản phầm do người khác sản xuất ra thị trường nếu người sản xuất không dùng nhãn hiệu, thương hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký này.
– Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp đăng ký nhãn hiệu tập thể.
– Đăng ký đồng chủ sở hữu: Việc dùng nhãn hiệu, thương hiệu nhân danh tất cả các đồng sở hữu hoặc sử dụng, việc sử dụng không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc, được thừa kế, kế thừa…
Đó là một số quy định về đăng ký bản quyền thương hiệu.
Xem thêm
Anh/Chị vẫn còn điều gì chưa hiểu rõ? Hãy gọi ngay cho chúng em để được hiểu rõ vấn đề anh/chị đang thắc mắc!
CÔNG TY TNHH CỐ VẤN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP BỀN VỮNG
Liên hệ: contact@sbdc.vn
Hotline: (+84) 86 594 6368
Website: www.sbdc.vn