HỆ THỐNG TRA CỨU THÔNG TIN HƯỚNG DẪN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tác động của đại dịch Covid 19 thời gian qua khiến tình hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn dẫn đến không thể duy trì hoạt động dẫn đến giải thể doanh nghiệp. Theo số liệu của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trong quý 1 năm 2021, số doanh nghiệp chờ làm giải thể đã lên đến 11283 doanh nghiệp. Giải thể doanh nghiệp là thủ tục tương đối phức tạp, và để hiểu rõ hơn về thủ tục này, các bạn hãy cùng Hydo tìm hiểu thông tin trong bài viết về Giải thể Doanh nghiệp này nhé!

Khái niệm giải thể doanh nghiệp

Giải thể là việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp không còn hoặc không đủ điều kiện để tồn tại như một chỉnh thể nữa. Theo đó chủ doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện các thủ tục pháp lý để chấm dứt tư cách pháp nhân các quyền và nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký doanh nghiệp.

Đặc điểm pháp lý của hoạt động giải thể doanh nghiệp

Giải thể doanh nghiệp được khái quát bởi các đặc điểm pháp lý như sau:

  • Về bản chất, giải thể doanh nghiệp là một quá trình với những hoạt động nhằm chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp, để doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Đây là quá trình diễn ra với các hoạt động: hoạt động kinh tế (thanh lý tài sản, thanh toán nợ) và hoạt động pháp lý (thủ tục hành chính để “xóa tên” doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh).
  • Về lý do giải thể, lý do giải thể khá đa dạng, có thể xuất phát từ vi phạm pháp luật của doanh nghiệp hoặc ý chí tự nguyện của chủ doanh nghiệp. Đa phần doanh nghiệp giải thể khi chủ đầu tư không có nhu cầu tiếp tục kinh doanh, hoặc kinh doanh thua lỗ nhưng chưa đến mức độ mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.
  • Về điều kiện giải thể, doanh nghiệp chỉ thực hiện thủ tục giải thể đẻ rút khỏi thị trường khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, thực hiện xong các nghĩa vụ tài sản. Nếu mất khả năng thanh toán khoản nợ đến hạn, doanh nghiệp thuộc trường hợp áp dụng pháp luật phá sản để chấm dứt hoạt động.

Các trường hợp giải thể doanh nghiệp

Theo “khoản 1 điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014” doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:

Giải thể tự nguyện:

Quyết định giải thể này thể hiện sự tự nguyện của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp của mình vì những lý do khác nhau, không còn phù hợp với mục đích kinh doanh đề ra ban đầu, chẳng hạn như thua lỗ kéo dài, lợi nhuận thấp, có mâu thuẫn nội bộ,… và nhiều yếu tố khác thì họ hoàn toàn có quyền quyết định việc giải thể doanh nghiệp theo quyết định của chủ doanh nghiệp với doanh nghiệp tư nhân; của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông với công ty cổ phần.

Trường hợp điều lệ công ty có quy định về thời hạn hoạt động, khi hết thời hạn hoạt động được ghi trong Điều lệ công ty, nếu các thành viên không muốn xin gia hạn hoạt động, thì công ty phải tiến hành giải thể. Việc quy định thời hạn hoạt động của doanh nghiệp có thể do thỏa thuận của các thành viên, cổ đông sáng lập, hoặc do sự cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Giải thể bắt buộc:

Khi không có đủ số lượng thành viên tối thiểu để tiếp tục tồn tại, công ty phải kết nạp thêm thành viên cho đủ số lượng thành viên tối thiểu. Nếu trong thời hạn 6 tháng liên tục mà công ty không tiến hành kết nạp thêm thành viên khi số lượng thành viên không đủ hoặc không chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp phù hợp thì công ty phải tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp.

Trường hợp công ty bị thu hồi Giấy chứng nhận doanh nghiệp thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực, doanh nghiệp phải triệu tập họp để quyết định giải thể doanh nghiệp.

Trình tự giải thể doanh nghiệp

  • Trình tự giải thể doanh nghiệp không phải do bị thu hồi: doanh nghiệp ra quyết định giải thể doanh nghiệp → thông báo và đăng ký giải thể doanh nghiệp → thanh lý tài sản của doanh nghiệp bị giải thể → gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh để hoàn tất thủ tục giải thể doanh nghiệp.
  • Thủ tục giải thể doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh hoặc theo quyết định tòa án: thông báo và đăng ký giải thể doanh nghiệp và quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh → thanh lý tài sản của doanh nghiệp → gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh để hoàn tất thủ tục giải thể doanh nghiệp.

Trên đây là nội dung liên quan đến giải thể doanh nghiệp mà Hydo muốn gửi đến bạn đọc. Rất mong thông tin trên bổ ích đến mọi người nhé!

Xem thêm

Hướng Dẫn Thủ Tục

 Tên thủ tục Giải thể doanh nghiệp
 Cơ quan thực hiện Sở Kế hoạch và Đầu tư
 Cách thức thực hiện
    • Trực tiếp
    • Trực tuyến
    • Dịch vụ bưu chính
 Đối tượng thực hiện Tổ chức
 Thời hạn giải quyết Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
 Lệ Phí nhà nước Miễn phí
 Thành phần hồ sơ Tham khảo tại đây
 Số lượng bộ hồ sơ 01 bộ
 Yêu cầu – điều kiện
    • Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
    • Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.
    • Đối với doanh nghiệp sử dụng con dấu do cơ quan công an cấp, doanh nghiệp có trách nhiệm trả con dấu, Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan công an theo quy định khi làm thủ tục giải thể.
 Căn cứ pháp lý
    • Thông tư 47/2019/TT-BTC
    • Luật 59/2020/QH14 Số: 59/2020/QH14
    • Nghị định Về đăng ký doanh nghiệp Số: 01/2021/NĐ-CP
    • Thông tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp Số: 01/2021/TT-BKHĐT
 Hồ sơ mẫu Xem hồ sơ mẫu tại đây
 Kết quả thực hiện Thông báo về việc đăng ký giải thể của doanh nghiệp/Thông báo về việc doanh nghiệp giải thể/chấm dứt tồn tại/Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (Xem mẫu tại đây)

Quy Trình Tư Vấn

Với mong muốn mang đến khách hàng một dịch vụ hỗ trợ đảm bảo ba tiêu chí đúng, đủ và tiết kiệm chi phí, Hydo luôn minh bạch và tinh gọn trong quy trình tư vấn của mình.
Cụ thể, chỉ với 5 bước từ khi tiếp nhận được yêu cầu của khách hàng đến việc bàn giao tài liệu, đội ngũ Hydo tự tin về sự chỉnh chu và tận tình của dịch vụ.

Báo Phí

Bạn đã và đang ủ ấp ước mơ khởi nghiệp?
Bạn vẫn còn hoang mang về các thủ tục đăng ký kinh doanh?
Quy trình công bố sản phẩm liệu có cần thiết?
Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc đồng hành cùng khối doanh nghiệp, tổ chức trong các quy trình pháp lý cần thiết, Hydo tự hào về các thành tựu đạt được và tự tin có thể tiếp tục mang đến dịch vụ tối ưu cho khách hàng.
Liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn đang tìm kiếm sự tinh gọn, tiết kiệm và hiệu quả!

    Thông tin nhận báo giá dịch vụ








    Anh/Chị vẫn còn điều gì chưa hiểu rõ? Hãy gọi ngay cho chúng em để được hiểu rõ vấn đề anh/chị đang thắc mắc!

    CÔNG TY TNHH CỐ VẤN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP BỀN VỮNG

    Liên hệ: contact@sbdc.vn
    Hotline: (+84) 86 594 6368
    Website: www.sbdc.vn

    Hoặc yêu cầu báo giá Tại đây
    Hoặc phản ánh chất lượng bài viết Tại đây