Bảo vệ thương hiệu Việt trên đất khách kinh nghiệm từ quá khứ, hành động cho hiện tại và tương lai

Bảo Vệ Thương Hiệu Việt Trên Đất Khách – Kinh Nghiệm Từ Quá Khứ, Hành Động Cho Hiện Tại Và Tương Lai: Việt Nam hiện là một trong các quốc gia xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới với nhiều sản phẩm có kinh ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ đô la Mỹ. Tuy nhiên đến nay, phần lớn nông sản Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu. Nhiều sản phẩm bán ra trên thị trường thế giới nhưng lại thông qua thương hiệu của nước ngoài. Đây không phải là vấn đề mới bởi nó đã từng xảy ra và các cơ quan chức năng, doanh nghiệp, hiệp hội cũng đã đề cập và đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, câu chuyện vẫn bị lặp đi lặp lại …

Điều này khẳng định một thực tế là nhận thức về sở hữu trí tuệ và các quy luật trong việc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp Việt vẫn còn hạn chế. Hôm nay, các bạn hãy cùng Hydo tìm hiểu cặn kẽ hơn về vấn đề này thông qua 2 luận điểm chính trong bài viết này nhé!

Bài học bảo vệ thương hiệu nông sản Việt

Chậm trễ trong đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bị chiếm đoạt thương hiệu tại nước ngoài đã khiến nhiều doanh nghiệp lui về sân nhà khi chưa kịp bước vào khai thác thị trường thế giới. Trước kia, tình trạng mất thương hiệu nông sản đã diễn ra ở nhiều mặt hàng. Các vụ kiện tụng đòi lại quyền sở hữu trí tuệ đã diễn ra, điều đó gây dán đoạn cho việc xuất khẩu khi không thể lưu hành trên thị trường của nước sở tại.

Đơn cử như năm 2000, tập đoàn Trung Nguyên đã phải tiêu tốn hàng trăm nghìn đôla Mỹ để lấy lại tên miền tại Hoa Kỳ. Năm 2008, kẹo dừa Bến Tre bị đánh cắp thương hiệu tại Trung Quốc khiến sản lượng xuất khẩu giảm mạnh, từ 900 nghìn đến 1 triệu tần một năm xuống còn vài chục ngàn tấn 1 năm. Năm 2011, cà phê Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk Lắk đã bị đăng ký bảo hộ độc quyền trong vòng 10 năm tại Trung Quốc. Thương hiệu cà phê này cũng bị một công ty tại Pháp đăng ký bảo hộ ở hơn mười quốc gia khác nhau, khiến việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận kinh tế thấp khi phải phụ thuộc vào họ. Cũng vào năm 2011, nước mắm Phú Quốc gặp sóng gió vì thương hiệu bị mất tại Châu Âu, Úc, Trung Quốc và Thái Lan.

Và gần đây nhất là câu chuyện về gạo ST25 bị “đánh cắp” trên thị trường nước ngoài. Nổi lên được khoảng 2 năm nay về loại gạo được đánh giá là ngon nhất thế giới, thế nhưng gần đây câu chuyện này càng trở nên nóng hơn khi liên tiếp một số doanh nghiệp tại Mỹ và Australia đăng ký sở hữu trí tuệ thương hiệu gạo ST25. Riêng tại Mỹ, thương hiệu gạo này đã bị 4 doanh nghiệp ở Mỹ cùng đăng ký nhãn hiệu.

Câu chuyện này như là hồi chuông cảnh tỉnh với từng cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp trong cách nhìn nhận và bảo vệ giá trị thương hiệu. Doanh nghiệp cần phải coi thương hiệu như tài sản trí tuệ để có chiến lược bảo vệ, giữ gìn thương hiệu ở cả thị trường trong và ngoài nước.

Đã đến lúc doanh nghiệp Việt ngừng thờ ơ với bảo vệ thương hiệu

Sự việc gạo ST25 nói riêng và nông sản Việt Nam nói chung bị đăng ký quyền sở hữu sản phẩm cho nhãn hiệu ở nước ngoài cho thấy vấn đề đăng ký nông sản Việt ngày càng quan trọng và cấp thiết. Doanh nghiệp cần chủ động tiến hành các thủ tục cần thiết để đăng ký sở hữu trí tuệ đặc biệt ở những thị trường xuất khẩu chủ lực; cần đánh giá đúng và đủ thông tin, quy định pháp luật, dịch vụ… liên quan đến lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, sáng chế, thương hiệu, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp… để tự bảo vệ tài sản vô hình cũng như hữu hình. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cũng cần phối hợp hỗ trợ các doanh nghiệp thông tin, tư vấn pháp lý và hướng dẫn cụ thể quy trình đăng ký bảo hộ không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài. 

Có thể khẳng định, thương hiệu là “linh hồn” của mỗi DN, nếu mất thương hiệu, không chỉ mất đi lợi thế cạnh tranh, mà còn mất uy tín, mất thị trường. Và đặc biệt trong quá trình hội nhập quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam muốn đầu tư, kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững cần đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong và ngoài nước. Nếu muốn phát triển và tồn tại, phía doanh nghiệp nên nâng cao khả năng tự bảo vệ mình. Hãy ý thức ngay đến việc bảo vệ nhãn hiệu ở các thị trường nước ngoài tiềm năng mà trong tương lai mình có khả năng đặt chân đến.

Dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu, bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Hydo

Bạn đã và đang ủ ấp ước mơ đưa sản phẩm của mình vươn tới thị trường quốc tế?

Bạn vẫn còn hoang mang về các thủ tục bảo hộ nhãn hiệu, bảo hộ chỉ dẫn địa lý? 

Quy trình công bố sản phẩm liệu có cần thiết? 

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc đồng hành cùng khối doanh nghiệp, tổ chức trong các quy trình pháp lý cần thiết, Hydo tự hào về các thành tựu đạt được và tự tin có thể tiếp tục mang đến dịch vụ tối ưu cho khách hàng. Liên hệ ngay với chúng tôi để mọi khó khăn của bạn được giải quyết! 

Xem thêm

Anh/Chị vẫn còn điều gì chưa hiểu rõ? Hãy gọi ngay cho chúng em để được hiểu rõ vấn đề anh/chị đang thắc mắc!

CÔNG TY TNHH CỐ VẤN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP BỀN VỮNG

Liên hệ: contact@sbdc.vn
Hotline: (+84) 86 594 6368
Website: www.sbdc.vn

Hoặc yêu cầu báo giá Tại đây
Hoặc phản ánh chất lượng bài viết Tại đây
error: Content is protected !!
This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.
086 594 6368