Tiêu chuẩn hóa sản phẩm nông sản – Tấm vé hội nhập vào thị trường xuất khẩu

Tiêu chuẩn hóa sản phẩm nông sản – Tấm vé hội nhập vào thị trường xuất khẩu Nông sản là một trong những ngành xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Đặc biệt, Việt Nam đang đứng trước rất nhiều cơ hội cho xuất khẩu nông sản khi mà những ưu đãi đặc biệt về thuế quan từ các hiệp định thương mại gia tăng thêm tính cạnh tranh của sản phẩm nước ta tại thị trường quốc tế. 

Mặc dù vậy, thị phần nông sản Việt Nam trên thị trường các nước xuất khẩu còn tương đối nhỏ, hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu dưới dạng thô, cạnh tranh về giá ở phân khúc thấp. Nhằm mở rộng thị trường và tận dụng tối đa những thuận lợi mà các hiệp định mang lại, tiêu chuẩn hóa sản phẩm được xem là chìa khóa mấu chốt 

Hôm nay các bạn hãy cùng Hydo tìm hiểu về nội dung thông qua bài chia sẻ này nhé.

Tiêu chuẩn hoá sản phẩm

Tiêu chuẩn hóa sản phẩm là một quá trình và chiến lược sản xuất và bán sản phẩm hoặc dịch vụ một cách nhất quán. Nó liên quan đến việc đảm bảo rằng một sản phẩm tuân theo các tiêu chuẩn nhất định về chất lượng mặt hàng, cung cấp dịch vụ hoặc sự xuất hiện trên mọi thị trường. Một sản phẩm được tiêu chuẩn hóa sử dụng các nguyên liệu giống nhau cho dù nó được bán ở đâu trên thế giới, từ nguồn nguyên liệu thô được sử dụng để tạo ra nó cho đến việc xây dựng thương hiệu, đặt tên và đóng gói. 

Tiêu chuẩn hóa nông sản nước nhà

Nông sản của Việt Nam phong phú, đa dạng, rất được thị trường thế giới ưa chuộng, nhưng giá trị mang lại chưa cao vì sản xuất còn manh mún, chưa theo quy trình tiêu chuẩn. Đó cũng là lý do trong thời gian qua nhiều lô hàng xuất khẩu bị trả về vì chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng, hoặc sản xuất ồ ạt không cần biết nhu cầu của thị trường dẫn đến sản phẩm không tiêu thụ được buộc phải kêu gọi “giải cứu”… Sản xuất không có quy trình tiêu chuẩn không thể xuất bán ra thị trường nước ngoài, ngay cả bán trong nước cũng rất khó… 

Bên cạnh đó, nguy cơ từ tác động của biến đổi khí hậu, môi trường, dịch bệnh; phải cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu nông sản với các nước khác; gia tăng bảo hộ sản xuất trong nước thông qua các hàng rào kỹ thuật (tiêu chuẩn về chất lượng, truy suất nguồn gốc,….); dịch bệnh Covid-19 cũng ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản của Việt Nam,…

Đứng trước những thách thức này, việc tiêu chuẩn hóa nông sản cần phải được chú trọng thực hiện, cụ thể hóa bằng 2 thước đo: tiêu chuẩn chất lượngcác quy định về nhãn mác.

Tiêu chuẩn chất lượng nông sản Việt

Tiêu chuẩn chất lượng luôn được các thị trường thế giới quy định, coi đó chính là “luật chơi” phổ quát với những quy định chung. Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Phong Phú – giám đốc kỹ thuật Tập đoàn Vina T&T, đơn vị đang xuất khẩu mạnh vào thị trường của Mỹ nhiều mặt hàng trái cây tươi (như chôm chôm, vú sữa, vải, nhãn, xoài…) – cho biết thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường khó tính, đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng nông sản.

Trong đó, việc kiểm soát chất lượng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được thực hiện theo yêu cầu của khách hàng với tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt, khi kiểm tra chất lượng của trái cây, phía Mỹ sẽ kiểm tra luôn vỏ. Vì vậy, việc cách ly sử dụng thuốc BVTV là vấn đề quan trọng. Nếu cách ly không đúng thời gian sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hàng xuất khẩu. 

Để làm được điều này, doanh nghiệp CẦN sớm xây dựng:

  • Chiến lược sử dụng thuốc BVTV với các định hướng chủ yếu sau: giảm nguy cơ, giảm sử dụng thuốc BVTV. Nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc BVTV cả về kỹ thuật, sản xuất, kinh tế, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng.
  • Bảo đảm an toàn trong sử dụng thuốc BVTV.
  • Nâng cao nhận thức, hiểu biết và trách nhiệm xã hội của người sử dụng thuốc BVTV.
  • Xây dựng lộ trình giảm nguy cơ, giảm sử dụng thuốc BVTV ở mức khoảng 30-40%, đặc biệt trên lúa, rau, chè, quả, vùng nông sản xuất khẩu.

Bên cạnh đó, cần tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của các nông hộ sản xuất gắn liền với lợi ích kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường. Hướng dẫn nông hộ áp dụng kỹ thuật, quy trình sản xuất cấp chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, và các chứng chỉ khác… nhằm từng bước nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị các sản phẩm nông sản nói chung.

Tuân thủ các quy định về nhãn mác

Nhãn mác hàng hóa là một trong những nội dung bắt buộc phải có trên hàng hóa xuất nhập khẩu. Điển hình như với loại hàng trái cây.

Xét riêng về thị trường nội địa, trái cây trên thị trường ngày càng tràn lan, khó phân biệt được thật giả. Đây là thực trang diễn ra không chỉ tại các chợ tự phát, đầu mối hay truyền thống mà ngay cả các siêu thị, các cửa hàng phân phối hiện đại. Cùng một loại trái cây nhưng lại ghi xuất xứ từ các nước khác nhau và bán với giá khác nhau. Điều này sẽ để lại nhiều nghi vấn và băn khoăn cho khách hàng về những sản phẩm trái bày bán trong siêu thị bởi nguồn gốc, xuất xứ cũng như giá thành.

Và điều tương tự cũng lặp lại ở thị trường nước ngoài khi hiện còn không ít sản phẩm nông sản xuất khẩu của nước ta phải thông qua các thương hiệu nước ngoài, với sản phẩm đã được Nhà nước bảo hộ, tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý nhưng vẫn chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có logo, nhãn mác, dẫn đến bất lợi lớn trong cạnh tranh.

Vì vậy, dán nhãn cho nông sản là hành động cấp thiết cần ưu tiên triển khai. Cụ thể, doanh nghiệp cần thực hiện ghi nhãn theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu. Trường hợp thể hiện xuất xứ hàng hóa trên nhãn hàng hóa xuất khẩu, tổ chức, cá nhân xuất khẩu tự xác định và ghi xuất xứ đối với hàng hóa của mình. Việc ghi nhãn phải bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu hoặc các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. 

Hydo tin rằng khi chất lượng nông sản được chuẩn hóa kết hợp các nhãn mác ghi trên sản phẩm rõ ràng, đầy đủ, doanh nghiệp Việt sẽ có nhiều cơ hội xuất khẩu sang thị trường quốc tế, được khách hàng nhiều nơi yêu mến và tin dùng. Nhờ đó nhiều đơn hàng ổn định, giá cao sẽ được ký kết, mang lại nhiều khởi sắc cho nền kinh tế nước nhà và hoạt động xuất khẩu nước ta. Và Hydo cũng rất mong mình có thể góp phần nhỏ trong sự phát triển này qua việc cung cấp các dịch vụ đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu, các giải pháp hữu ích nhằm nâng cao thương hiệu sản phẩm

Xem thêm

Anh/Chị vẫn còn điều gì chưa hiểu rõ? Hãy gọi ngay cho chúng em để được hiểu rõ vấn đề anh/chị đang thắc mắc!

CÔNG TY TNHH CỐ VẤN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP BỀN VỮNG

Liên hệ: contact@sbdc.vn
Hotline: (+84) 86 594 6368
Website: www.sbdc.vn

Hoặc yêu cầu báo giá Tại đây
Hoặc phản ánh chất lượng bài viết Tại đây
error: Content is protected !!
This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.
086 594 6368