Đăng ký thương hiệu và những nguy hại không đáng có – Đăng ký thương hiệu là một hình thức nhằm khẳng định tên tuổi của cơ sở kinh doanh và tạo nên uy tín cũng như sự tin tưởng cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, ngày nay đã có một số thành phần xấu, những cá nhân trục lợi,giả mạo thương hiệu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín cơ sở kinh doanh, sản xuất.
Thực trạng đăng ký thương hiệu tại Việt Nam
Trong năm 2006, thanh tra chuyên ngành Văn hoá – Thông tin tiến hành kiểm tra 20.414 cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hoá, phát hiện 5.647 cơ sở vi phạm; đã cảnh cáo 519 cơ sở; đình chỉ hoạt động của 289 cơ sở; tạm giữ giấy phép kinh doanh của 160 cơ sở; chuyển xử lý hình sự 09 trường hợp; xử phạt hành chính 10.891.780.000 đồng.
Thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ tiến hành thanh tra, kiểm tra 1.536 cơ sở về chấp hành các quy định sở hữu công nghiệp, xâm phạm quyền sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và cạnh tranh không lành mạnh đã phát hiện 107 cơ sở sai phạm, buộc tiêu huỷ và loại bỏ các yếu tố vi phạm khỏi sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và phạt tiền 224.900.000 đồng.
Ở Thanh tra Bộ Văn hoá – Thông tin tiến hành kiểm tra và phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh máy tính lắp đặt, xây dựng các trang Web, cung cấp cho khách hàng các phần mềm Windows, Microsoft office, Vietkey… vi phạm pháp luật về bản quyền.
Có thể thấy, việc không đăng ký thương hiệu, giả mạo nhãn hiệu của người khác đang ngày một diễn ra một cách tràn lan, không kiểm soát. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như uy tín, chất lượng sản phẩm, gây mất lòng tin của người tiêu dùng đối với chất lượng sản phẩm.
Không đăng ký thương hiệu và những thiệt thòi không đáng có của các doanh nghiệp
Mất quyền đăng ký nhãn hiệu
Người đăng ký thương hiệu có thể mất quyền đăng ký thương hiệu của cơ sở kinh doanh của mình nếu như người khác đăng ký trước. Vì vậy việc đăng kí thương hiệu kịp thời là một điều quan trọng giúp khẳng định tên tuổi của cơ sở kinh doanh.
Khó khăn trong việc cấm người khác sử dụng nhãn hiệu
Vì thương hiệu của cơ sở kinh doanh chưa được thể hiện bằng văn bản pháp lý được pháp luật công nhận, nên việc giả mạo thương hiệu là điều khó tránh khỏi.
Nguy cơ bị xử phạt hành chính và bị kiện vì sử dụng nhãn hiệu trái phép
Theo khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì chủ sở hữu của thương hiệu có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Cũng theo khoản 1, Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thì cơ quan có thẩm quyền và hình thức xử lý gồm khởi kiện tại tòa án nhân dân và xử phạt vi phạm hành chính.
Ảnh hưởng đến uy tín trong kinh doanh
Những cá nhân, cơ sở sẽ có cơ hội trục lợi, giả mạo thương hiệu, sản phẩm kém chất lượng sẽ đến tay người người tiêu dùng. Điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của doanh nghiệp.
HYDO – dịch vụ đăng ký thương hiệu đáng tin cậy
Đăng ký thương hiệu là thủ tục hành chính được thực hiện bởi chủ sở hữu để ghi nhận quyền sở hữu thương hiệu tại Cục Sở hữu Trí tuệ, đăng ký thương hiệu là biện pháp duy nhất để giúp chủ sở hữu được độc quyền sử dụng thương hiệu và tránh mọi hành vi xâm phạm thương hiệu. Việc đăng ký thương hiệu là một điều cần thiết và cấp bách, nhất là trong giai đoạn “bùng nổ” thương hiệu “giả” như hiện nay.
Để đảm bảo việc đăng ký thương hiệu được thực hiện thủ tục đúng chuẩn, tránh rủi ro, chậm trễ, khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại HYDO. Sự tiện ích về dịch vụ cũng như đơn giản về thủ tục pháp lý khi đăng ký thương hiệu sẽ giúp cho các cơ sở kinh doanh an tâm hơn, tránh giả mạo thương hiệu và cũng tạo sự an tâm cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm.
Xem thêm
Anh/Chị vẫn còn điều gì chưa hiểu rõ? Hãy gọi ngay cho chúng em để được hiểu rõ vấn đề anh/chị đang thắc mắc!
CÔNG TY TNHH CỐ VẤN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP BỀN VỮNG
Liên hệ: contact@sbdc.vn
Hotline: (+84) 86 594 6368
Website: www.sbdc.vn