Chứng nhận ISO 22000 – Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm:Trong bối cảnh xuất khẩu trở thành xu thế và đầu ra chủ lực của thực phẩm Việt cũng như tiêu chuẩn của người tiêu dùng ngày một tăng cao, ISO 22000 ra đời như một chứng nhận quốc tế trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Không chỉ mang yếu tố chiến lược nhằm cải tiến toàn bộ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn ISO 22000 còn đảm bảo đầu ra sản phẩm của các doanh nghiệp, tổ chức được nâng tầm. Vậy hiểu thế nào về giấy chứng nhận ISO 22000 cũng những lợi ích thiết thực mà nó mang lại?
Giấy chứng nhận ISO 22000 là gì?
Giấy chứng nhận ISO 22000 là chuẩn mực được đề ra do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế IOS áp dụng chuyên biệt trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và có quan hệ chặt chẽ với tiêu chuẩn ISO 900. Hơn nữa, hệ thống quản lý tiêu chuẩn ISO 22000 còn có mục tiêu là giúp các doanh nghiệp kiểm soát được cái mối nguy hại từ khâu nuôi trồng để có thể chế biến và sản xuất thực phẩm.
Các doanh nghiệp khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 đều phải đảm bảo thực hiện tất cả Chương trình tiên quyết như GMP, SSOP,… nhằm hạn chế các thực phẩm không đảm bảo và phải xây dựng một hệ thống kiểm soát gồm: các quá trình, thủ tục kiểm soát, hệ thống văn bản hỗ trợ.
Lợi ích thiết thực khi doanh nghiệp sở hữu giấy chứng nhận ISO 22000
Vậy giấy chứng nhận 22000 có lợi ích gì mà vì sao từ các doanh nghiệp có quy mô lớn, hệ thống cung ứng thực phẩm, đến các cửa hàng, nhà hàng lại cần nó đến như vậy?
- Tăng uy tín, hài lòng của khách hàng, đặc biệt là các khách hàng khó tính trong vấn đề thực phẩm: Các doanh nghiệp có giấy chứng nhận ISO 22000 sẽ được khách hàng tin tưởng về chất lượng của sản phẩm. Qua đó, cũng thỏa mãn nhu cầu chất lượng và an toàn ngày càng cao của khách hàng.
- Có thể thay thế nhiều tiêu chuẩn khác như GMP, HACCP, BRC. Các tiêu chuẩn này đều là những quy tắc dựa trên về kiểm soát sản xuất liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm vì vậy người dùng có thể tin tưởng rằng tiêu chuẩn ISO 22000 cũng an toàn và có thể thay thế cho các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm khác.
- Tiêu chuẩn hóa các hoạt động sản xuất: Thống nhất các biện pháp, quy trình để thiết lập các tiêu chuẩn chung.
- Tăng cơ hội xuất khẩu, thâm nhập với thị trường quốc tế: Các doanh nghiệp, hệ thống sản xuất có giấy chứng nhận ISO 22000 sẽ có nhiều cơ hội xuất khẩu nhờ đạt được tiêu chuẩn quốc tế.
- Giảm chi phí, giảm nguy cơ ngộ độc: Khi được kiểm chứng và có giấy chứng nhận ISO 22000 sẽ giúp giảm chi phí bán hàng và giảm tối đa các nguy cơ ngộ độc, các kiện cáo và phàn nàn của khách hàng. Qua đó cũng tăng cường uy tín của khách về nhà phân phối sản phẩm .
- Thuận tiện cho việc tích hợp các hệ thống tiêu chuẩn khác như ISO 9000, ISO 17025, ISO 14000,
Đối tượng có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000
Tiêu chuẩn ISO 22000 có thể áp dụng cho tất cả các loại hình sản xuất, kinh doanh trong cung cấp thực phẩm như:
- Nhà sản xuất và chế biến thức ăn gia súc
- Thực phẩm chức năng cho người già, trẻ em, và người bị bệnh
- Doanh nghiệp chế biến rau, củ quả, trứng sữa và hải sản
- Doanh nghiệp chế biến đồ uống: nước ngọt, nước tinh khiết, rượu, bia, chè, cafe.
- Doanh nghiệp chế biến gia vị
- Doanh nghiệp chế biến đồ ăn sẵn, nhà hàng
- Hệ thống siêu thị, bán sỉ bán lẻ
- Hệ thống doanh nghiệp bao gói thực phẩm
Tóm lại, tiêu chuẩn ISO 22000 hoàn toàn có thể áp dụng cho bất kỳ sản phẩm nào tiếp xúc với ngành thực phẩm hoặc chuỗi thực phẩm không dựa trên quy mô, hình thức tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với thực phẩm.
Quy trình đánh giá và hiệu lực của giấy chứng nhận ISO 22000
Các quy trình chứng nhận ISO 22000 (2018)
- Đầu tiên là đăng ký chứng nhận: Các doanh nghiệp cung cấp đầy đủ thông tin về loại hình kinh doanh, các lĩnh vực hoạt động, địa điểm sản xuất,.. cùng với các giấy tờ, hồ sơ liên quan để gửi kèm tới ISOQ. Song, cả 2 bên doanh nghiệp và ISOQ thống nhất điều khoản và thỏa thuận hợp đồng.
- Bước tiếp theo, Hội đồng thẩm xét của ISOQ để xem xét đơn đăng ký, sau đó trưởng đoàn đánh giá và lập kế hoạch chi tiết để gửi tới doanh nghiệp.
- Sau khi xem xét tài liệu của doanh nghiệp, đoàn đánh giá sẽ xem xét sự đầy đủ của tài liệu HTQL. Nếu doanh nghiệp đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng, đoàn đánh giá sẽ đánh giá chứng nhận chính thức giai đoạn 1.
- Bước đến giai đoạn đánh giá thứ 2, đoàn đánh giá sẽ tiến hành đánh giá thực tế áp dụng hệ thống IOS 22000 từ doanh nghiệp để xác định yêu cầu tiêu chuẩn ISO 22000
- Đánh giá giai đoạn 2 kết thúc, Hội đồng thẩm xét sẽ xem xét và đánh giá tính đúng và đủ của hồ sơ. Nếu có điểm không phù hợp, hội đồng xem xét việc khắc phục và thẩm tra kỹ thuật chuyên sâu( nếu cần thiết)
- Sau khi kết thúc đánh giá, ISOQ sẽ cấp giấy chứng nhận ISO 22000 với hiệu lực 3 năm cho doanh nghiệp.
- Trong thời gian Giấy chứng nhận ISO 22000 còn hiệu lực, ISOQ sẽ tiến hành đánh giá giám sát hệ thống ISO 22000 của doanh nghiệp với tần suất tối đa 12 tháng / lần. Bằng chứng để duy trì giấy chứng nhận ISO 22000 là kết quả đánh giá giám sát.
- Cuối cùng, khi giấy chứng nhận ISO 22000 hết hiệu lực, doanh nghiệp đăng kí chứng nhận và ISOQ sẽ thực hiện hoạt động đánh giá từ bước 2.
Hiệu lực của giấy chứng nhận ISO 22000 An toàn thực phẩm: Giấy chứng nhận ISO 22000 có hiệu lực từ ngày cấp chứng nhận đến ngày hết hạn. Các giấy chứng nhận IOS hầu hết sẽ hết hiệu lực sau 3 năm, kể từ ngày cấp.
Quả thật, giấy chứng nhận 22000 là một tiêu chuẩn quan trọng và cần thiết cho các doanh nghiệp chế biến, hệ thống buôn bán. Tiêu chuẩn 22000 đảm bảo sản phẩm sạch sẽ và an toàn cho người tiêu dùng. Vì vậy, Giấy chứng nhận 22000 là thiết yếu việc sản xuất và chế biến thức ăn.
Xem thêm
Anh/Chị vẫn còn điều gì chưa hiểu rõ? Hãy gọi ngay cho chúng em để được hiểu rõ vấn đề anh/chị đang thắc mắc!
CÔNG TY TNHH CỐ VẤN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP BỀN VỮNG
Liên hệ: contact@sbdc.vn
Hotline: (+84) 86 594 6368
Website: www.sbdc.vn